Trầm cảm không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, gây tác động nghiêm trọng đến tâm lý, học tập và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ, dẫn đến việc chậm trễ trong can thiệp và hỗ trợ. Vậy làm sao để nhận biết sớm trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, và đâu là cách giúp trẻ vượt qua hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thanh thiếu niên (vị thành niên) là những người trong độ tuổi từ 10 – 19. Trong khi đó, Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam quy định trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Theo Luật Giáo dục 2019, lứa tuổi học đường được xác định từ 6 – 18 tuổi. Như vậy, trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên là tình trạng trầm cảm được chẩn đoán trong độ tuổi từ 19 trở xuống, bao gồm cả lứa tuổi học đường.
Trầm cảm trẻ em và thanh thiếu niên là trầm cảm được chẩn đoán ở lứa tuổi trẻ em
Dậy thì thường bắt đầu trong khoảng 8 – 13 tuổi ở bé gái và 9 – 14 tuổi ở bé trai. Trong giai đoạn này, sự thay đổi về tâm sinh lý có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm. Đây là một rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi tâm trạng buồn bã kéo dài, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, dễ cáu gắt và đi kèm với các triệu chứng như suy nghĩ tiêu cực, giảm năng lượng, khó tập trung. Theo nghiên cứu, khoảng 1% – 2% trẻ em trước tuổi dậy thì và khoảng 5% thanh thiếu niên mắc trầm cảm.
Theo (DSM 5 – Tiêu cuẩn chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ) có một bộ tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán trầm cảm điển hình phải đáp ứng thời gian ít nhất hai tuần. Cảm xúc chán nản hoặc cáu kỉnh, thiếu hứng thú cùng với ít nhất bốn trong số các triệu chứng sau:
Một điều rất quan trọng để chấn đoán trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên là triệu chứng gây ra sự suy giảm chức năng như thành tích xã hội hoặc kết quả học tập ở trường học, các mối quan hệ cùng lứa. Cũng nhờ chính điều nay sẽ giúp phân biệt các triệu chứng này với giai đoạn đã qua của thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.
Nếu cha mẹ thấy con mình có các dấu hiệu trên thì nên đưa đến gặp các bác sĩ, chuyên gia để được chữa trị kịp thời và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Chưa biết chính xác lý do tại sao một số trẻ em phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân khiến một số trẻ em phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng, bao gồm yếu tố sinh học và tính khí. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, áp lực ngày càng gia tăng không chỉ đối với mỗi gia đình mà còn tác động trực tiếp đến trẻ em, làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến có thể khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm gồm:
Những nguy cơ này, nếu được phát hiện sớm, có thể được can thiệp kịp thời để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát, lắng nghe con và đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Trẻ bị trầm cảm có thể đi kèm với các rối loạn tâm thần khác như lo âu, rối loạn hành vi, thách thức chống đối hoặc rối loạn liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện. Do đó, việc chẩn đoán và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng để giúp trẻ phục hồi và phát triển khỏe mạnh.
Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên
Quá trình điều trị cần có sự trao đổi và thống nhất giữa bác sĩ, gia đình và bản thân trẻ để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ để đánh giá mức độ cải thiện cũng như phát hiện sớm các phản ứng phụ nếu có.
Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt không chỉ quan trọng với mọi trẻ em mà còn đặc biệt cần thiết đối với những trẻ đang đối mặt với trầm cảm hoặc lo âu. Bên cạnh việc điều trị đúng cách, áp dụng lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích:
Mặc dù cả trẻ tự kỷ và trẻ trầm cảm đều có thể gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội, nhưng đây là hai tình trạng khác nhau với những đặc điểm nhận diện riêng.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Một số dấu hiệu đặc trưng bao gồm:
Trầm cảm ở trẻ em thường kéo dài ít nhất hai tuần và đi kèm với những biểu hiện:
Nếu phụ huynh nhận thấy con có các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ đánh giá chính xác và có hướng can thiệp phù hợp.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng biểu hiện của nó ở trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác biệt.
Ở người lớn (thường có các dấu hiệu điển hình hơn):
Ở trẻ em (thường biểu hiện không điển hình, dễ nhầm lẫn với các rối loạn khác):
Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể tác động tiêu cực đến cảm xúc, xã hội và nhận thức. Việc phát hiện sớm là rất quan trọng để trẻ được điều trị kịp thời, giúp hạn chế hậu quả lâu dài.
Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được đánh giá và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Dấu hiệu trầm cảm theo tuỳ độ tuổi khác nhau
Bên cạnh các triệu chứng trầm cảm chung, trẻ em và thanh thiếu niên có thể biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi:
Nếu nhận thấy con có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh.
Trầm cảm có thể được phân loại thành ba mức độ chính dựa trên chẩn đoán lâm sàng, căn cứ vào số lượng, tính chất, và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc phân chia này giúp xác định mức độ ảnh hưởng của trầm cảm đến cuộc sống hàng ngày và hướng điều trị phù hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên. Các cấp độ trầm cảm bao gồm:
Trầm cảm tuổi dậy thì thường biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, và nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ.
Các dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên thường thấy như tính khí cáu kỉnh, cảm giác dễ nổi giận dù vấn đề có thể không quá quan trọng. Các em có thể không nhận thức rõ mức độ khó chịu của bản thân và cũng không nhận ra ảnh hưởng của nó đối với sự giao tiếp với người khác. Niềm vui và hứng thú trong các hoạt động trước đây cũng dần mất đi, chẳng hạn như không muốn đến trường, không hứng thú tham gia thể thao hay giao lưu với bạn bè.
Trầm cảm tuổi dậy thì thường biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau
Một trong những triệu chứng phổ biến là rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Thay vì tăng cân, thanh thiếu niên bị trầm cảm thường giảm cân hoặc không có sự thay đổi đáng kể về cân nặng. Mệt mỏi kéo dài, thậm chí có thể ngủ trưa sau giờ học là một dấu hiệu cảnh báo khác. Sự tập trung giảm sút khiến kết quả học tập bị ảnh hưởng, và các em cảm thấy vô dụng khi không nhận được sự yêu thương, cảm thông từ bạn bè, thầy cô và gia đình.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì cũng có thể dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực nghiêm trọng, trong đó có ý tưởng tự tử hoặc các dấu hiệu tâm thần khác, đây là điều mà cha mẹ và giáo viên cần đặc biệt chú ý.
Nếu cha mẹ hoặc người thân nhận thấy những dấu hiệu trên ở con em mình, họ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám và nhận sự hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tâm thần của trẻ được bảo vệ và điều trị đúng cách.
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên thường bị cha mẹ nhầm lẫn với sự bướng bỉnh do những thay đổi tính cách ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên cáu kỉnh, mất hứng thú, kết quả học tập giảm sút, hoặc có dấu hiệu lạm dụng chất kích thích, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Việc đưa trẻ đi khám định kỳ khi có những thay đổi bất thường giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Quan trọng hơn, cha mẹ nên tạo môi trường an toàn, lắng nghe và hỗ trợ trẻ, khuyến khích tham gia các hoạt động trị liệu để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong mọi tường hợp, khi đã nhận thấy trẻ có dấu hiệu trầm cảm thì việc đi khám bởi các nhà chuyên môn (bác sỹ chuyên khoa tâm thần, nhà tâm lý) là việc cần thiết.
Khi trẻ được đến khám, các bác sĩ, nhà tâm lý sẽ đánh giá mức độ, đưa ra lời khuyên và hướng can thiệp phù hợp nhất. Thay vì tìm đến các nơi không uy tín hay những cá nhân/tổ chức tự xưng về trị liệu hay chữa lành thì việc đi khám tại các cơ sở có giấy phép hoạt động là việc rất quan trọng trong hành trình chữa trầm cảm cho con.
Sự đổ vỡ trong hôn nhân không chỉ ảnh hưởng đến cha mẹ mà còn tác động sâu sắc đến tâm lý trẻ, đặc biệt khi trẻ đã có nhận thức xã hội (trên 3 tuổi). Mâu thuẫn, tranh cãi hoặc bạo lực gia đình là những sang chấn tích lũy, có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ trong tương lai.
Nhiều trẻ em có lúc buồn hoặc chán nản. Buồn bã thỉnh thoảng là một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, nếu trẻ em buồn, cáu kỉnh hoặc không còn thích thú với mọi thứ và điều này xảy ra ngày này qua ngày khác, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng, thường được gọi là trầm cảm. Một số người nghĩ rằng chỉ có người lớn mới bị trầm cảm. Trên thực tế, trẻ em và thanh thiếu niên đều có thể bị trầm cảm và các nghiên cứu cho thấy tình trạng này đang gia tăng.
Nhiều yếu tố có thể đóng vai trò, bao gồm sinh học và tính khí. Nhưng người ta cũng biết rằng một số trẻ em có nhiều khả năng phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm hơn khi chúng trải qua những điều sau: chấn thương hoặc căng thẳng; bạo lực, lạm dụng hoặc bỏ bê; bị bắt nạt hoặc bị trẻ khác từ chối giao tiếp; hoặc khi chính cha mẹ của chúng bị lo âu hoặc trầm cảm.
Phòng khám sẽ kết hợp giữa các biểu hiện lâm sàng, quá trình phát triển của trẻ với các phương pháp cận lâm sàng để có chẩn đoán đúng và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Trầm cảm ở trẻ em là một vấn đề tâm lý nghiêm trọng, nhưng nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ hoàn toàn có thể phục hồi và tiếp tục phát triển khỏe mạnh.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm có thể kéo dài, ảnh hưởng đến học tập, các mối quan hệ xã hội và sức khỏe tinh thần sau này.
Cha mẹ và người chăm sóc, kể cả giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng trong việc quan sát, phát hiện những thay đổi bất thường về cảm xúc, hành vi của trẻ. Đừng chủ quan trước những biểu hiện buồn bã, mất hứng thú hay sự giảm sút với các hoạt động thường ngày. Khi có dấu hiệu đáng lo ngại, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là cần thiết để đảm bảo trẻ được can thiệp đúng cách.
Tài liệu tham khảo: