Hỏi Đáp Về Trầm Cảm – Những Câu Hỏi Thường Gặp!
Hỏi Đáp Về Trầm Cảm – Những Câu Hỏi Thường Gặp!
29/10/2024
admin
Hỏi đáp về trầm cảm luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Không chỉ những người có biểu hiện trầm cảm, mà những người bình thường cũng muốn tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh “vô hình” này. Dưới đây sẽ là những câu hỏi phổ biến thường gặp khi nhắc đến bệnh trầm cảm.
Trầm cảm và Lo âu là 2 rối loạn Tâm thần – tâm lý phổ biến với tỷ lệ mắc cao, cụ thể là 5-6% trong dân số.
Khác nhau:
Trầm cảm là rối loạn cảm xúc, thể hiện sự tuyệt vọng, chán nản trong 1 thời gian dài (ít nhất 2 tuần). Bản thân không còn năng lượng, cảm thấy mình vô giá trị và có suy nghĩ làm tổn thương cơ thể. Trầm cảm từ 2 tuần trở lên đã báo hiệu bạn cần được thăm khám và tư vấn về tâm thần – tâm lý.
Lo âu là rối loạn liên quan tới stress, lo lắng cho mọi thứ, cố gắng né tránh mọi tình huống gây ra lo lắng, sự tiêu cực, sợ hãi mà bản thân không thể kiểm soát. Lo âu kéo dài từ 1 tháng trở lên báo hiệu bạn cần được đi khám và tư vấn về tâm thần – tâm lý.
Câu hỏi 2: Mất ngủ lâu năm có phải là bị trầm cảm không? Trầm cảm và mất ngủ có liên quan gì?
Trả lời:
Mất ngủ lâu năm không có nghĩa là trầm cảm, tuy nhiên rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp trong Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ còn là một triệu chứng báo trước của trầm cảm tái phát.
Những người mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 10 lần và ở nhũng người trầm cảm thì có tới 75% khó vào giấc hoặc dễ tỉnh giấc trong đêm.
Câu hỏi 3: Vai trò của người nhà khi có người thân mắc trầm cảm?
Trả lời:
Người nhà có vai trò to lớn trong khi người thân của mình mắc trầm cảm, cụ thể:
Thứ nhất, người nhà sẽ cung cấp thông tin cho bác sĩ, nhà trị liệu để tối ưu quá trình khám, từ đó cùng với thông tin khai thác từ người bệnh và khám bệnh, bác sĩ sẽ có góc nhìn đa chiều về vấn đề của chính người bệnh để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị, theo dõi phù hợp nhất.
Thứ hai, người nhà có vai trò như một người đồng hành, hỗ trợ, động viên và nhắc nhở người thân mắc trầm cảm tuân thủ theo các quá trình đi khám và tái khám thường xuyên, uống thuốc đúng chỉ định kê đơn.
Thứ ba, người nhà có vai trò phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát (nếu có) để đưa người bệnh đi khám và được điều trị lại một cách thích hợp.
Trên đây là một số câu hỏi – câu trả lời phổ biến xoay quanh chủ đề hỏi đáp về trầm cảm, qua đó, Đức Tâm An hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này, đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé.
Lo âu là phản ứng tự nhiên của con người trước căng thẳng, nhưng khi nỗi lo kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu. Vậy làm thế nào để phân biệt lo âu bình thường và rối loạn lo âu? Hiểu rõ sự […]
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Mặc dù việc điều trị trầm cảm thường cần sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc, chế độ ăn uống là một yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình phục hồi. […]
Những bức tranh đánh lừa thị giác luôn khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng—thoạt nhìn thấy một hình ảnh, nhưng quan sát kỹ lại nhận ra điều hoàn toàn khác. Tuy nhiên, bạn có biết rằng ảo ảnh thị giác không chỉ là trò đánh lừa đơn thuần mà thực chất dựa trên cơ […]
Trong nhịp sống hối hả ngày nay, căng thẳng và stress là vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Tuy nhiên, bạn có biết rằng một số thực phẩm không chỉ ngon miệng mà còn có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng? Hãy cùng khám phá TOP 8 thực phẩm giúp […]