Hỏi Đáp Về Trầm Cảm – Những Câu Hỏi Thường Gặp!
Hỏi Đáp Về Trầm Cảm – Những Câu Hỏi Thường Gặp!
29/10/2024
admin
Hỏi đáp về trầm cảm luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Không chỉ những người có biểu hiện trầm cảm, mà những người bình thường cũng muốn tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh “vô hình” này. Dưới đây sẽ là những câu hỏi phổ biến thường gặp khi nhắc đến bệnh trầm cảm.
Trầm cảm và Lo âu là 2 rối loạn Tâm thần – tâm lý phổ biến với tỷ lệ mắc cao, cụ thể là 5-6% trong dân số.
Khác nhau:
Trầm cảm là rối loạn cảm xúc, thể hiện sự tuyệt vọng, chán nản trong 1 thời gian dài (ít nhất 2 tuần). Bản thân không còn năng lượng, cảm thấy mình vô giá trị và có suy nghĩ làm tổn thương cơ thể. Trầm cảm từ 2 tuần trở lên đã báo hiệu bạn cần được thăm khám và tư vấn về tâm thần – tâm lý.
Lo âu là rối loạn liên quan tới stress, lo lắng cho mọi thứ, cố gắng né tránh mọi tình huống gây ra lo lắng, sự tiêu cực, sợ hãi mà bản thân không thể kiểm soát. Lo âu kéo dài từ 1 tháng trở lên báo hiệu bạn cần được đi khám và tư vấn về tâm thần – tâm lý.
Câu hỏi 2: Mất ngủ lâu năm có phải là bị trầm cảm không? Trầm cảm và mất ngủ có liên quan gì?
Trả lời:
Mất ngủ lâu năm không có nghĩa là trầm cảm, tuy nhiên rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp trong Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ còn là một triệu chứng báo trước của trầm cảm tái phát.
Những người mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 10 lần và ở nhũng người trầm cảm thì có tới 75% khó vào giấc hoặc dễ tỉnh giấc trong đêm.
Câu hỏi 3: Vai trò của người nhà khi có người thân mắc trầm cảm?
Trả lời:
Người nhà có vai trò to lớn trong khi người thân của mình mắc trầm cảm, cụ thể:
Thứ nhất, người nhà sẽ cung cấp thông tin cho bác sĩ, nhà trị liệu để tối ưu quá trình khám, từ đó cùng với thông tin khai thác từ người bệnh và khám bệnh, bác sĩ sẽ có góc nhìn đa chiều về vấn đề của chính người bệnh để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị, theo dõi phù hợp nhất.
Thứ hai, người nhà có vai trò như một người đồng hành, hỗ trợ, động viên và nhắc nhở người thân mắc trầm cảm tuân thủ theo các quá trình đi khám và tái khám thường xuyên, uống thuốc đúng chỉ định kê đơn.
Thứ ba, người nhà có vai trò phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát (nếu có) để đưa người bệnh đi khám và được điều trị lại một cách thích hợp.
Trên đây là một số câu hỏi – câu trả lời phổ biến xoay quanh chủ đề hỏi đáp về trầm cảm, qua đó, Đức Tâm An hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này, đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé.
Trầm cảm – một rối loạn tâm lý phổ biến nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn, đặc biệt là câu hỏi: “Liệu trầm cảm di truyền có thực sự là nguyên nhân chính?” Đối với những gia đình có người thân từng mắc trầm cảm, nỗi lo này càng trở nên sâu sắc. Trong […]
Trầm cảm sau sinh là một vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng mà nhiều bà mẹ có thể gặp phải sau khi sinh con. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, mà còn tác động đến khả năng chăm sóc và gắn kết với trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân, nhận […]
Rối loạn hormone là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng thường bị bỏ qua, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm cả tâm lý và thể chất. Khi hormone mất cân bằng, không chỉ các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân hay thay đổi chu kỳ kinh […]
Stress có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Ai cũng sẽ có […]