Trong những năm gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng, trở thành một trong những vấn đề sức khỏe tâm lý đáng lo ngại. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động sâu rộng đến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội của giới trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Liệu áp lực học tập, công việc, sự tác động của mạng xã hội hay những yếu tố tâm lý và môi trường sống có phải là những yếu tố quyết định? Bài viết này của Phòng Khám Đức Tâm An sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu về vấn đề này và đưa ra những giải pháp hiệu quả để hỗ trợ người trẻ vượt qua trầm cảm.
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng và tồn tại trong khoảng ít nhất là 2 tuần.
Đây không chỉ là một cảm giác tạm thời mà là một trạng thái kéo dài, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân, công việc và các mối quan hệ xã hội.
Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm:
– Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động vui thích thường ngày;
– Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh, cảm giác mệt mỏi, có khi cảm giác kiệt sức.
– Kém tập trung cảm giác tội lỗi quá mức hoặc lòng tự trọng thấp vô vọng về tương lai suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử;
– Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ thường ngày;
– Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động;
– Giảm những cảm giác ngon miệng;
– Sút cân (từ 5% trở lên trọng lượng cơ thể so với tháng trước);
– Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.
Nếu bạn có từ 4 triệu chứng trên trở lên thì nên đi khám để được đánh giá và điều trị phù hợp.
Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối hay thiếu nghị lực, mà là một bệnh lý tâm thần có thể điều trị được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một tromg những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật trên toàn cầu và tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở giới trẻ.
>> Xem thêm: Trầm Cảm Là Gì? Triệu Chứng, Nguy Cơ Và Cách Điều Trị Đúng
Việc xác định những thanh thiếu niên có nguy cơ mắc chứng trầm cảm là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển, thích nghi của thanh thiếu niên, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại tuổi của con người trưởng thành từ 25 đến 44, tuổi trung niên từ 44-60, tuổi cao tuổi từ 60-75, tuổi già từ 75-90 và tuổi thọ cao sau 90. Tuổi làm việc được tính từ 15 đến 64 tuổi. Như vậy những người trẻ là những người trong độ tuổi làm việc nhưng ở nhóm làm việc trẻ từ 15 đến 24 tuổi(4).
Tuổi trẻ là thời kỳ độc đáo và hình thành nhân cách. Những thay đổi về thể chất, cảm xúc và xã hội, đặc biệt khi tiếp xúc với đói nghèo, lạm dụng hoặc bạo lực, có thể khiến thanh thiếu niên dễ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trên toàn cầu, ước tính cứ bảy người (14%) trong độ tuổi từ 10–19 thì có một người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng phần lớn những tình trạng này vẫn chưa được phát hiện và điều trị. Thanh thiếu niên mắc các tình trạng về sức khỏe tâm thần dễ bị xã hội xa lánh, phân biệt đối xử, kỳ thị (ảnh hưởng đến khả năng có được sự giúp đỡ của những người xung quanh), khó khăn trong học tập, có hành vi mạo hiểm, sức khỏe thể chất kém và dễ bị vi phạm nhân quyền(5).
Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi nghịch cảnh, thúc đẩy học tập về mặt xã hội-cảm xúc và sức khỏe tâm lý, đồng thời đảm bảo tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần là rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của họ trong suốt thời kỳ vị thành niên và trưởng thành.
Rối loạn cảm xúc thường gặp ở thanh thiếu niên. Rối loạn lo âu (có thể liên quan đến hoảng loạn hoặc lo lắng quá mức) là phổ biến nhất ở nhóm tuổi này và phổ biến hơn ở nhóm tuổi lớn hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn. Người ta ước tính trầm cảm xảy ra ở 3,5% trẻ em từ 15 đến 19 tuổi (6). Trầm cảm và lo âu có một số triệu chứng giống nhau, bao gồm những thay đổi khí sắc nhanh chóng và bất ngờ. Rối loạn lo âu và trầm cảm có thể ảnh hưởng sâu sắc đến việc đi học và học tập ở trường. Việc xa lánh xã hội có thể làm trầm trọng thêm sự cô lập và cô đơn. Trầm cảm có thể dẫn đến tự tử(5).
Có bằng chứng cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên tại các nước công nghiệp hóa trong 3 thập kỷ qua ngày càng tăng. Xu hướng tự tử gần đây tại Hoa Kỳ cho thấy rằng tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có thể tiếp tục gia tăng. Trong số những người trưởng thành trẻ tuổi, xu hướng gia tăng về tỷ lệ mắc trầm cảm nặng trong 12 tháng chỉ giới hạn ở những người trong độ tuổi từ 18 đến 20. Tỷ lệ mắc không thay đổi đáng kể ở độ tuổi từ 21 đến 25.(8).
Từ năm 1990 đến năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tăng nhưng tỷ lệ mắc bệnh chuẩn hóa theo độ tuổi về bệnh trầm cảm ở nhóm thanh thiếu niên từ 10–24 tuổi trên toàn thế giới lại giảm. Xu hướng này cho thấy những tiến bộ trong phòng ngừa, kiểm soát và điều trị sức khỏe tâm thần đang có tác động. Tuy nhiên, sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh trầm cảm có thể liên quan đến các yếu tố rủi ro ngày càng tăng(9). Năm 2017, những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 có nhiều đợt trầm cảm được báo cáo nhất (13%) so với những người ở nhóm tuổi lớn hơn (7,7% và 4,7%) tại Mỹ(10).
Trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học. Những người đã trải qua tình trạng bị lạm dụng, mất mát nghiêm trọng hoặc các sự kiện bất lợi khác có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn. Các vấn đề ở trường học và nơi làm việc cũng có thể dẫn đến trầm cảm(7).
Trầm cảm có thể gây ra những khó khăn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả trong cộng đồng và ở nhà, nơi làm việc và trường học.
Ở Việt nam hiện nay cũng không ngoại lệ, trầm cảm đang trở thành một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, đặc biệt ở giới trẻ. Tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, với nhóm tuổi từ 15 đến 25 chiếm tỷ lệ cao.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, các bệnh viện ghi nhận sự gia tăng đáng kể số bệnh nhân trầm cảm là học sinh, sinh viên. Áp lực học hành, kỳ vọng từ gia đình và sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường học đường là những yếu tố chính làm gia tăng tình trạng trầm cảm ở người trẻ. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% – 29% trẻ em ở độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần. Ước tính có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi này phải đối mặt với các vấn đề tâm lý, nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết.
Một vấn đề nghiêm trọng khác là một bộ phận thanh thiếu niên, thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia, lại tìm đến rượu, thuốc lá và các chất kích thích như một cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Điều này không chỉ không giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần mà còn có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, đồng thời làm gia tăng nguy cơ gây hại cho bản thân và xã hội.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục nghìn người tự tử do trầm cảm, con số này gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông. Sự gia tăng này đòi hỏi chúng ta phải hành động kịp thời để hỗ trợ người trẻ, giúp họ vượt qua khó khăn và tìm lại niềm tin vào cuộc sống.
Một số yếu tố có thể gây bệnh, bao gồm:
Trầm cảm ở người trẻ không chỉ đơn thuần là kết quả của một yếu tố mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố như tâm lý, môi trường và lối sống. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở người trẻ:
Trầm cảm không chỉ là một tình trạng tâm lý mà còn có những hậu quả nghiêm trọng đối với cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của người trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trầm cảm có thể làm ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt trong cuộc sống của họ.
Trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người trẻ. Những nguy cơ này có thể bắt đầu từ cảm giác tuyệt vọng, mất hứng thú với cuộc sống và các hoạt động thường ngày. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như:
Trầm cảm cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập của người trẻ. Khi bị trầm cảm, họ gặp khó khăn trong việc tập trung, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Điều này khiến hiệu suất công việc và học tập giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự nghiệp và tương lai của họ.
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử ở người trẻ. Nhiều người không tìm thấy lối thoát trong cuộc sống và cảm thấy tuyệt vọng. Việc không được hỗ trợ kịp thời có thể khiến họ chọn giải pháp tự tử như một cách để chấm dứt nỗi đau tinh thần.
Để giảm thiểu sự gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ, cần có những giải pháp toàn diện từ cộng đồng, gia đình, trường học và các cơ sở y tế:
Một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa trầm cảm là duy trì sức khỏe tinh thần ổn định. Những kỹ thuật giúp giảm căng thẳng và lo âu như thiền, yoga, và thể dục không chỉ có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn là công cụ hiệu quả để thư giãn tâm trí. Việc thực hành thiền mỗi ngày giúp làm dịu đi những suy nghĩ tiêu cực, giảm mức độ căng thẳng và lo âu, đồng thời giúp người trẻ tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Các lớp yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp cân bằng tinh thần, giúp giảm mệt mỏi và cảm giác trầm cảm. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản xuất các hormone hạnh phúc như serotonin và endorphins, góp phần giảm căng thẳng và lo âu.
Tư vấn tâm lý là một phần không thể thiếu trong quá trình phòng ngừa và điều trị trầm cảm. Các chuyên gia tư vấn tâm lý và chuyên gia trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người trẻ đối mặt với những vấn đề tinh thần, từ đó giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm. Thông qua việc tư vấn và trị liệu, người bệnh có thể nhận diện và xử lý các cảm xúc tiêu cực, cải thiện khả năng đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Những buổi tư vấn tâm lý cũng là cơ hội để người trẻ tìm lại sự tự tin, khám phá bản thân và học cách quản lý cảm xúc.
Một lối sống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa trầm cảm. Những thói quen như chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, và vận động thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn có tác động tích cực đến tâm lý. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giúp bổ sung vitamin D và các acid béo omega-3, có thể cải thiện chức năng não bộ và giúp ổn định tâm trạng. Ngoài ra, việc duy trì giấc ngủ đầy đủ và chất lượng là một yếu tố then chốt giúp người trẻ duy trì năng lượng và cải thiện sự tỉnh táo, giảm nguy cơ mệt mỏi và căng thẳng. Vận động thể chất đều đặn sẽ giúp cơ thể sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác buồn chán và u sầu.
Một yếu tố quan trọng khác trong việc phòng ngừa trầm cảm là xây dựng mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và cộng đồng. Tăng cường giao tiếp và sự hỗ trợ từ những người thân yêu không chỉ giúp người trẻ cảm thấy không cô đơn mà còn là cách để họ có thể chia sẻ nỗi lo, tâm sự và nhận được sự thấu hiểu. Những mối quan hệ xã hội lành mạnh và sự gắn kết từ gia đình có thể giúp người trẻ cảm thấy được yêu thương và động viên, từ đó giảm bớt sự cô lập và lo âu.
Khi người trẻ biết chăm sóc sức khỏe tinh thần, duy trì một lối sống lành mạnh và có sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh, họ sẽ dễ dàng vượt qua các thử thách trong cuộc sống và giảm thiểu nguy cơ mắc phải trầm cảm.
Phòng khám Đức Tâm An tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần, mang đến giải pháp điều trị đa phương thức và chuyên biệt cho từng cá nhân. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ tập trung vào điều trị mà còn chú trọng hỗ trợ khách hàng xây dựng lối sống lành mạnh, bền vững và hạnh phúc.
Phòng khám hướng đến việc cung cấp các giải pháp toàn diện và cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng bệnh nhân. Sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị tiên tiến và hỗ trợ tâm lý chuyên biệt tạo nên nền tảng vững chắc để khách hàng phục hồi toàn diện.
Phòng khám còn triển khai chương trình hỗ trợ tâm lý chuyên biệt, bao gồm trị liệu nhóm, tư vấn một kèm một, và các hoạt động cộng đồng, giúp bệnh nhân cảm thấy được đồng hành trong suốt hành trình phục hồi. Gia đình và người thân của bệnh nhân cũng được hướng dẫn cách tạo môi trường sống tích cực để hỗ trợ hiệu quả.
Với sứ mệnh mang đến các dịch vụ điều trị chuyên nghiệp, hiệu quả, và dễ tiếp cận, phòng khám Đức Tâm An cam kết mang lại những giải pháp tối ưu nhất. Đức Tâm An không chỉ là nơi điều trị mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp bạn vượt qua khó khăn, tìm lại sự bình an và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
Nếu bạn hoặc người thân đang phải đối mặt với trầm cảm, đừng để tình trạng này kéo dài. Việc khám và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống. Liên hệ ngay với Phòng khám Đức Tâm An để nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, giúp bạn điều trị hiệu quả và nhanh chóng ổn định tâm lý.
Tài liệu tham khảo:
1- WHO Mental Health: Depression (2021) – https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression.
2- UNICEF Viet Nam – Child Mental Health Reports (2019) – https://www.unicef.org/vietnam/reports/mental-health-children
3- Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam
4- Age Structure – Our World in Data
5- Mental health of adolescents
6- Institute of health Metrics and Evaluation. Global Health Data xchange (GHDx)
7- Depression.
8- Ramin Mojtabai, Mark Olfson, Beth Han “National Trends in the Prevalence and Treatment of Depression in Adolescents and Young Adults”
10- The Rise of Anxiety and Depression among Young Adults in the United States – Ballard Brief.