Trầm Cảm Tác Động Đến Não Như Nào?

16/11/2024 admin

Trầm cảm tác động đến não bộ như nào? Bài viết sau đây sẽ đi sâu vào giải thích chủ đề này. Hiểu được từng tác động của trầm cảm với não bộ sẽ giúp không chỉ bệnh nhân mà còn người nhà cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng sống.

Trầm cảm tác động đến não như nào?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trầm cảm có thể làm giảm khối lượng chất xám trong những vùng sau:

Hồi hải mã (Hippocampus): Phần não đó rất quan trọng đối với việc học và ghi nhớ, vùng dưới đồi kết nối với các phần khác của não, nơi kiểm soát cảm xúc và phản ứng với các hormone căng thẳng:

1. Amygdala (Hạch hạnh nhân – trung tâm xử lý cảm xúc): phát hiện các tác nhân gây căng thẳng từ môi tường và kích hoạt phản ứng căng thẳng.

2. Hypothalamus (Vùng dưới đồi – điều phối các chức năng cơ bản của cơ thể): nhận tín hiệu Stress từ Amygdala và phản ứng bằng cách gửi tín hiệu stress đến tuyến thượng thận thông qua dây thần kinh.

3. Tuyến thượng thận giải phóng noradrenaline và adrenaline để đáp ứng với các tín hiệu stress từ vùng dưới đồi.

4. Sau đó, vùng dưới đồi tiết ra hormon corticotropin (CRH), khiến tuyến yên tiết ra hormon vỏ thượng thận (ACTH).

5. ACTH khiến tuyến thượng thận tiết ra cortisol

Vỏ não trước trán: vùng này đóng một vai trò trong suy nghĩ và lập kế hoạch. Một số vùng não khác cũng sẽ nhỏ lại khi bị trầm cảm là Đồi thị (Thalamus), Nhân đuôi, Thùy đảo.

Một số vùng não khác cũng sẽ nhỏ lại khi bị trầm cảm là Đồi thị (Thalamus), Nhân đuôi, Thùy đảo.

Trầm cảm có tác động gì đến não bộ? Cùng chuyên gia tìm hiểu

Hình 1: Các vùng não liên quan đến hormone căng thẳng

Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng và trầm cảm có thể làm tăng việc mất khối lượng chất xám. Trầm cảm càng nặng, mất khối lượng chất xám càng cao. Khi những khu vực này không hoạt động đúng cách, bạn có thể có các vấn đề như:

  • Gặp các vấn đề về trí nhớ
  • Khó khăn trong suy nghĩ, phán đoán
  • Cảm thấy tội lỗi hoặc vô vọng
  • Không có động lực
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ hoặc thèm ăn
  • Cảm thấy lo lắng
  • Bạn cũng có thể di chuyển hoặc nói chậm lại hoặc phản ứng thái quá với những cảm xúc tiêu cực.

Trong tình huống căng thẳng mạn tính, việc giải phóng glucocorticoid quá mức cuối cùng có thể gây teo vùng đồi thị. Do hồi hải mã ức chế trục HPA nên teo vùng này có thể dẫn đến kích hoạt mạn tính trục HPA, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh. Bởi vì trục HPA là trung tâm của quá trình xử lý căng thẳng. Các cơ chế đang được kiểm tra bao gồm sự đối kháng của thụ thể glucocorticoid, thụ thể yếu tố giải phóng corticotropin 1 (CRF-1) và thụ thể vasopressin 1B.

Trầm cảm tác động đến não thế nào, hình ảnh mô phỏng

Hình 2: Hoạt động của não bộ trong Trầm cảm

Trầm cảm càng nặng, mất khối lượng chất xám càng cao. Các nghiên cứu hình ảnh thần kinh về kích hoạt não cho thấy rằng hoạt động nghỉ ngơi ở vỏ não trước trán hai bên (DLPFC) của bệnh nhân trầm cảm thấp so với hoạt động ở những người không bị trầm cảm, trong khi hoạt động nghỉ ngơi ở vùng amygdala và vỏ não trước trán trong (VMPFC) của bệnh nhân trầm cảm cao hơn so với người không trầm cảm.

Cách khắc phục giảm thiểu tổn thương não bộ do trầm cảm

Mặc dù trầm cảm có thể gây ra những tổn thương thực sự cho não bộ nhưng tin tốt là não bộ cũng có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Việc áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm thiểu tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo của não.

Dưới đây là một số cách khắc phục và giảm thiểu tổn thương não bộ do trầm cảm:

  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp tăng cường lưu lượng máu đến não, kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh mới và cải thiện chức năng nhận thức.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Dinh dưỡng đầy đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não bộ.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ và phục hồi chức năng não.
  • Quản lý stress: Stress mãn tính có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và gây tổn thương não. Các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga có thể giúp giảm stress hiệu quả.
  • Kết nối xã hội: Mối quan hệ xã hội tích cực giúp giảm bớt cảm giác cô lập và tăng cường sức khỏe tinh thần.
  • Học tập kỹ năng mới: Thử thách bản thân với những hoạt động mới giúp kích thích sự phát triển của não bộ.
  • Đọc sách, chơi trò chơi trí tuệ: Các hoạt động này giúp rèn luyện trí nhớ, khả năng tập trung và tư duy.

Tuy nhiên, để khắc phục giảm thiểu tổn thương đến não bộ, hãy nên khám bệnh và điều trị sớm, thực hiện theo đúng hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, điều này sẽ đảm bảo được khả năng lao động, học tập, chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo: Stephen M. Stahl “Neuroscientific Basis and Practical Application”, Stahl’s Essential Psychopharmacology. Fourth Edition. P 349 – 354.

Liên hệ