Trầm Cảm Là Gì? Triệu Chứng, Nguy Cơ Và Cách Điều Trị Đúng

29/10/2024 admin

Trầm cảm là gì? Là bóng đen dai dẳng bủa vây tâm trí, là vực thẳm vô hình nhấn chìm cảm xúc, hay là căn bệnh quái ác bào mòn sức sống từng ngày? Đừng vội phớt lờ nếu bạn thấy mình đột nhiên mất dần động lực và niềm vui sống. Hãy cùng Đức Tâm An khám phá sự thật về trầm cảm, để thấu hiểu và tìm lối thoát khỏi căn bệnh “vô hình” này nhé.

Trầm cảm là gì?

Trên toàn thế giới, ước tính có trên 300 triệu người mắc trầm cảm tương đương với 4,4% dân số thế giới. Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi thiếu niên, độ tuổi 20 hoặc 30 tuổi.

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng và tồn tại trong khoảng ít nhất là 2 tuần.

Trầm cảm nặng & các nguy cơ khi bị trầm cảm nặng

Trầm cảm được chia thành các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nặng theo đúng tên gọi của nó là một loại rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, với số lượng triệu chứng nhiều, biểu hiện nặng nề và kéo dài. Bệnh được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn của ICD – 10 (Bảng phân loại bệnh tật Quốc tế phiên bản thứ 10), bạn cần được thăm khám bởi Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chẩn đoán chính xác.

Nguy cơ lớn nhất của trầm cảm nặng là gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Lời khuyên khi bị trầm cảm nặng, người bệnh cần việc tuân thủ điều trị, tái khám thường xuyên và tập luyện đúng theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, nhà tâm lý.

Trầm cảm nặng & các nguy cơ khi bị trầm cảm nặng

Các triệu chứng sinh học trầm cảm

Các triệu chứng sinh học hay triệu chứng cơ thể của trầm cảm bao gồm:

  • Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động vui thích thường ngày;
  • Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích;
  • Trầm cảm nặng hơn về buổi sáng;
  • Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày;
  • Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động;
  • Giảm những cảm giác ngon miệng;
  • Sút cân (từ 5% trở lên trọng lượng cơ thể so với tháng trước);
  • Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.

Nếu bạn có từ 4 triệu chứng trên trở lên thì nên đi khám để được đánh giá và điều trị phù hợp.

Các triệu chứng sinh học trầm cảm

Các triệu chứng xã hội của trầm cảm

Các triệu chứng xã hội của trầm cảm bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với bạn bè và tham gia ít hoạt động xã hội hơn;
  • Bỏ bê sở thích và mối quan tâm của bạn;
  • Gặp khó khăn trong gia đình, công việc hoặc cuộc sống gia đình.

Các nguyên tắc điều trị trầm cảm là gì?

Mục tiêu:

  • Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
  • Làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng.
  • Phòng ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm.

Các nguyên tắc điều trị trầm cảm là gì?

Tiến trình: Chẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ, lựa chọn thuốc thích hợp, kiểm tra độ đáp ứng thuốc, tiếp tục duy trì cho tới khi hết triệu chứng.

  • Giai đoạn 1 (từ 2 – 4 tháng): Tấn công giai đoạn cấp để giải quyết các triệu chứng.
  • Giai đoạn 2 (từ 4 – 6 tháng): Duy trì để phòng ngừa tái phát.
  • Giai đoạn 3: Phòng ngừa tái diễn.

Trong quá trình, đôi khi phải phối hợp thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc chỉnh khí sắc, liệu pháp sốc điện, liệu pháp kích hoạt hành vi, liệu pháp nhận thức hành vi,… nếu cần thiết.

Hiểu rõ trầm cảm là gì chỉ là bước khởi đầu. Cuộc chiến chống lại “bóng tối” này cần sự chung tay của mỗi cá nhân, từ thấu hiểu chính mình đến sẻ chia và nâng đỡ của những người xung quanh. Đừng để trầm cảm trở thành trở ngại, kéo bạn rời xa những gam màu tươi đẹp của cuộc sống. Bởi vì, sau cơn mưa trời lại sáng và bạn xứng đáng với một cuộc sống rực rỡ sắc màu.

Hãy tiếp tục theo dõi Đức Tâm An để không bỏ lỡ nhiều kiến thức sức khoẻ tâm lý hữu ích nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Liên hệ