Trầm cảm có tự khỏi không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Đức Tâm An sẽ trả lời giải đáp vấn đề này cho quý đọc giả trong nội dung dưới đây.
Người ta lầm tưởng rằng những người bị trầm cảm chỉ đơn giản là cảm thấy buồn, hoặc buồn phiền nên dễ dàng tự khỏi nếu suy nghĩ tích cực và lạc quan. Đây là quan niệm sai lầm, thực tế trầm cảm là một rối loạn tâm thần phức tạp mà nỗi buồn chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh mà thôi.
Một giai đoạn trầm cảm có thể kéo dài từ 6 đến 13 tháng. Thông thường với trầm cảm nhẹ với sự thay đổi lối sống, sinh hoạt và sự nâng đỡ thì bệnh có thể sớm ổn định. Tuy nhiên, với mức độ Trầm cảm nặng hơn thì rất khó có thể tự khỏi nếu không có những liệu pháp tâm lý cũng như dùng thuốc theo đơn kê phù hợp.
Câu hỏi 1: Bạn chỉ bị trầm cảm khi gặp cú sốc tinh thần
Trả lời: Những biến cố như do căng thẳng kéo dài, tác động của môi trường: áp lực công việc, hôn nhân, tai nạn, hoặc cái chết của người thân yêu,… có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Nhưng trầm cảm không phải lúc nào cũng do biến cố gây ra. Trầm cảm có một số phân loại chính: trầm cảm nội sinh, trầm cảm tâm căn, trầm cảm thực tổn,…
Câu hỏi 2: Tất cả mọi người đều có biểu hiện trầm cảm giống nhau
Trả lời: Không phải ai bị trầm cảm cũng có các biểu hiện giống nhau. Biểu hiện trầm cảm ở mỗi người có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng, độ tuổi, giới tính, giai đoạn bệnh,… Chính vì vậy, phương pháp điều trị trầm cảm cho các đối tượng khác nhau cũng sẽ khác nhau.
Câu hỏi 3: Đàn ông không bị trầm cảm:
Trả lời: Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không phân biệt giới tính. Sự kỳ vọng về giới tính và áp lực xã hội có thể khiến đàn ông che giấu cảm xúc của mình và cảm thấy khó khăn khi thể hiện nỗi buồn hoặc tìm kiếm hỗ trợ. Một số khác thì sử dụng rượu bia, chất kích thích để đối phó với những cảm xúc tiêu cực do trầm cảm gây nên.
Câu hỏi 4: Những người trầm cảm đều có ý định tự tử
Trả lời: Ý tưởng tự sát (tự tử) thường xuất hiện trong những giai đoạn trầm cảm nặng. Nó còn xảy ra tuỳ thuộc vào đối tượng, bối cảnh xung quanh, giai đoạn bệnh,… Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang chán nản kéo dài và có ý tưởng tự sát, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với Bác sĩ, chuyên gia tâm thần – tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi 5: Bạn sẽ mắc trầm cảm nếu bố mẹ bị trầm cảm
Trả lời: Bạn có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nếu trong gia đình có tiền sử trầm cảm, nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Ngay cả các chuyên gia cũng chưa khẳng định chắc chắn về di truyền trong việc xác định nguy cơ mắc trầm cảm. Trầm cảm còn có thể xảy ra do nhiều yếu tố tác động như sinh hoá chất dẫn truyền thần kinh, tác động môi trường và nhân cách,…
Trên đây là những phân tích của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Đức Tâm An về chủ đề trầm cảm có tự khỏi không? Hy vọng những nội dung trên phần nào đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc, hiểu được những sai lầm và nắm được 5 sự thật xoay quanh căn bệnh này.
Nguồn: Tổng hợp