Tổng quan về rối loạn thần kinh thực vật & dây thần kinh thực vật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

16/05/2025 admin

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm các dây thần kinh ngoại vi đảm nhiệm chức năng vận động, cảm giác và điều hòa hoạt động tự động của cơ thể (thần kinh thực vật). Trong số các dạng rối loạn của hệ thần kinh này, rối loạn liên quan đến thần kinh thực vật là một trong những tình trạng thường gặp nhất. Vậy rối loạn thần kinh thực vật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đức Tâm An tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật (hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ) là một phần của hệ thần kinh tổng thể, kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể mà bạn cần để tồn tại. Đây là những quá trình mà bạn không nghĩ đến và não của bạn quản lý cả khi bạn thức hoặc ngủ. Sự điều hòa xảy ra tự động, không có sự kiểm soát của ý thức. 

rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thần kinh thực vật điều hòa các quá trình hoạt động trong cơ thể mà bạn không nghĩ đến. Các quá trình đó bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và cho phép chúng ta tương tác với môi trường bên ngoài trong điều kiện khác nhau. Khi một trong những hệ thống này hoạt động bất thường sẽ gây nên sự rối loạn của hệ thống.

Hệ thần kinh thực vật của bạn được chia thành:

  • Hệ thần kinh giao cảm: Hệ thống này kích hoạt các quá trình của cơ thể giúp bạn trong những lúc cần thiết, đặc biệt là khi căng thẳng hoặc nguy hiểm. Hệ thống này chịu trách nhiệm cho phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của cơ thể bạn. Ức chế bài tiết. 
  • Hệ thần kinh phó giao cảm: có chức năng điều hòa ngược lại với hệ thần kinh giao cảm. Hệ thống này chịu trách nhiệm về quá trình “nghỉ ngơi và tiêu hóa” của cơ thể. Có tính đồng hóa; nó duy trì và hồi phục. Kích thích bài tiết.
  • Hai hệ thống này có chức năng hoạt động đối lập nhau, tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên (phụ lục 1).

Dây thần kinh thực vật là gì? 

rối loạn thần kinh thực vật

Đây là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi (Nguồn: Sưu tầm)

Dây thần kinh thực vật là các sợi thần kinh truyền tín hiệu giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ quan nội tạng, tuyến nội tiết, mạch máu… để duy trì hoạt động sống một cách tự động. Hệ thống này đóng vai trò dẫn truyền xung thần kinh nhằm duy trì nhịp tim đều đặn, huyết áp ổn định, tiêu hóa trơn tru, điều nhiệt hiệu quả… Khi dây thần kinh thực vật bị tổn thương, cơ thể mất khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với các thay đổi từ môi trường hoặc trạng thái sinh lý.

>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cơ chế hình thành rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn chức năng thực vật có thể ảnh hưởng đến một phần nhỏ của hệ thần kinh thực vật hoặc toàn bộ. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự hiện diện của rối loạn thần thực vật bao gồm:  

  • Các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim).
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy.
  • Khó nuốt.
  • Khó tiêu hóa thức ăn (bao gồm cả bệnh liệt dạ dày).
  • Táo bón.
  • Vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mờ mắt hoặc đồng tử không phản ứng nhanh với ánh sáng.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều (tăng tiết mồ hôi) hoặc không đổ mồ hôi  (thiếu mồ hôi). 
  • Có vấn đề trong việc điều hòa thân nhiệt.
  • Vấn đề về tiết niệu, chẳng hạn như khó bắt đầu đi tiểu, tiểu không tự chủ và bàng quang không rỗng hoàn toàn (tiểu không hết). 
  • Vấn đề tình dục ở nam giới: khó xuất tinh hoặc duy trì sự cương cứng. 
  • Vấn đề tình dục ở phụ nữ, chẳng hạn như khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái. 
rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật xảy ra liên tục ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống (Nguồn: Sưu tầm)

Bạn có thể gặp phải bất kỳ hoặc tất cả các triệu chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân và tác động có thể từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng như run và yếu cơ có thể xảy ra do một số loại rối loạn chức năng tự chủ. Không thích nghi ngay khi thay đổi tư thế đứng là tình trạng cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tư thế. Tư thế thẳng đứng gây ra các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, đổ mồ hôi và ngất xỉu. Nằm xuống sẽ cải thiện các triệu chứng. Thường thì điều này liên quan đến việc điều chỉnh hệ thần kinh thực vật không đúng cách.

Hệ thần kinh thực vật đóng vai trò trung tâm trong phản ứng với căng thẳng. Sự mất cân bằng phát triển trong điều kiện căng thẳng có thể bắt nguồn từ hoạt động hệ phó giao cảm giảm và hoạt động hệ giao cảm tăng. Căng thẳng làm trầm trọng thêm các triệu chứng trong các rối loạn liên quan đến hoạt động axit gamma aminobutyric thấp, chẳng hạn như động kinh, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn và đau mạn tính. Các rối loạn do căng thẳng này được đánh dấu bằng hoạt động kém của hệ phó giao cảm với biểu hiện bởi biến thiên nhịp tim thấp thấp, hoạt động trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận tăng được nhận thấy bởi cortisol tăng hoặc giảm.

Các xét nghiệm phổ biến giúp chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật? 

rối loạn thần kinh thực vật

Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật (Nguồn: Sưu tầm)

Một số xét nghiệm cơ bản có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về hệ thần kinh thực vật, xác định các bệnh lý nền liên quan đến rối loạn này bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu (xét nghiệm này có thể phát hiện nhiều vấn đề, từ các vấn đề về hệ thống miễn dịch đến độc tố và chất độc, đặc biệt là kim loại như thủy ngân hoặc chì).
  • Điện tâm đồ (ECG). 
  • Điện não đồ (EEG). 
  • Điện cơ (xét nghiệm dẫn truyền thần kinh). 
  • Xét nghiệm di truyền. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?

Rối loạn chức năng thần kinh thực vật là một vấn đề sức khỏe phổ biến vẫn chưa được chẩn đoán, điều trị và đánh giá chưa được đầy đủ trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có xu hướng được chẩn đoán muộn khi các triệu chứng của họ là mạn tính và kéo dài. Việc thiếu sự thừa nhận từ cộng đồng nói chung và cộng đồng y tế cũng là vấn đề cần quan tâm.

Các phương pháp điều trị cho các tình trạng hệ thần kinh thực vật có thể rất cụ thể, tùy thuộc vào tình trạng hiện đang biểu hiện. Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn (điều trị bệnh lý nền). 

Những phương pháp khác có thể chỉ điều trị các triệu chứng. Điều đó có nghĩa là không có một phương pháp điều trị phù hợp với tất cả các tình trạng này. Thuốc có thể giúp ích cho một số tình trạng này, nhưng không phải là tất cả. 

Các biện pháp vật lý trị liệu như tập thể dục, yoga, tập thở… vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh có thể giúp ích cho một số rối loạn chức năng tự động của tim mạch.

rối loạn thần kinh thực vật

Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật (Nguồn: Sưu tầm)

Việc tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp bạn đối phó với chứng rối loạn chức năng tự chủ có thể cũng quan trọng như việc kiểm soát các triệu chứng về thể chất để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp đối phó và cải thiện chất lượng cuộc sống  như: Trầm cảm hoặc lo âu có thể xảy ra khi bị rối loạn chức năng tự chủ. Liệu pháp với một cố vấn, nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học có trình độ có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này. 

Gail A. Alvares và cộng sự đã chỉ ra rằng có những liên quan đến giảm đáng kể sự thay đổi nhịp tim trong các rối loạn tâm thần và những tác động này vẫn đáng kể ngay cả ở những người không dùng thuốc. Do đó, giảm sự thay đổi nhịp tim có thể là một cơ chế quan trọng góp phần làm tăng nguy cơ tim mạch ở những người mắc các rối loạn tâm thần. Tác động tiêu cực của các loại thuốc cụ thể lên sự thay đổi nhịp tim cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên ở những nhóm này, cần nhấn mạnh rằng các bác sĩ điều trị nên xem xét các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi trong quá trình điều trị để giảm thiểu nguy cơ này (xem phụ lục 2). 

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào dễ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

  • Người gặp vấn đề tâm lý: Căng thẳng kéo dài, lo âu hay trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ.
  • Người từng bị chấn thương: Các tổn thương cơ thể, đặc biệt là những tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh, có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng lâu dài có thể làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh.
  • Người mắc bệnh tự miễn: Khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào chính các mô thần kinh, gây viêm và suy giảm chức năng của chúng.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm tổn thương dây thần kinh.
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Các bệnh như Parkinson có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật theo thời gian.
  • Nhiễm trùng do vi sinh vật: Một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus (ví dụ ngộ độc thực phẩm, bạch hầu…) có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Yếu tố di truyền: Một số rối loạn di truyền liên quan đến hệ thần kinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Người lạm dụng rượu: Uống rượu trong thời gian dài có thể gây tổn thương dây thần kinh và dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.
  • Tình trạng lắng đọng protein bất thường: Khi protein tích tụ trong các cơ quan, chúng có thể làm gián đoạn hoạt động của hệ thần kinh và gây ra nhiều rối loạn.

Làm thế nào tôi có thể phòng ngừa tổn thương hệ thần kinh thực vật?

Phòng ngừa tổn thương hệ thần kinh thực vật là cách tốt nhất để tránh các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống đó. Các cách phòng ngừa tốt nhất bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Ăn uống cân bằng: Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B12, có thể gây tổn thương hệ thần kinh thực vật của bạn.
  • Tránh lạm dụng ma túy và rượu: Lạm dụng thuốc và sử dụng ma túy, cũng như rượu, có thể gây tổn thương hệ thần kinh thực vật của bạn.
  • Duy trì hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Điều này cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2, gây tổn thương các dây thần kinh thực vật của bạn theo thời gian. Nó cũng có thể giúp bạn tránh những chấn thương có thể gây tổn thương các vùng tủy sống có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật.
  • Đeo thiết bị an toàn khi cần thiết: Chấn thương là nguồn chính gây tổn thương thần kinh. Sử dụng thiết bị an toàn trong các hoạt động làm việc và vui chơi có thể bảo vệ bạn khỏi những loại chấn thương này hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
  • Kiểm soát các tình trạng bệnh mạn tính theo khuyến cáo: Nếu bạn mắc một tình trạng bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật của bạn  đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2, bạn nên thực hiện các bước để kiểm soát tình trạng bệnh này. Điều đó có thể hạn chế tác động của tình trạng bệnh hoặc trì hoãn thời gian bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các bác sỹ có thể giúp hướng dẫn bạn cách kiểm soát tình trạng này.
  • Nghiên cứu hiện tại cho thấy hoạt động giao cảm giảm và hoạt động phó giao cảm được cải thiện ở những người tham gia tập thư giãn, yoga thường xuyên để giảm căng thẳng và ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến lối sống trong tương lai.

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể do sự mất cân bằng trong điều phối của hệ thần kinh tự chủ. Với nguyên nhân đa dạng – từ di truyền, bệnh lý nội khoa, tác động từ môi trường đến yếu tố lối sống – tình trạng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Việc hiểu rõ chức năng của hệ thần kinh thực vật, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Đồng thời, thay đổi lối sống tích cực, giảm căng thẳng, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng nghi ngờ rối loạn thần kinh thực vật, hãy chủ động thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa như Phòng khám Đức Tâm An để được tư vấn và điều trị đúng hướng.

Tài liệu tham khảo

  1. Juan Carlos Sánchez-M; Rahul Gujarathi; Matthew A. Varacallo. “Autonomic Dysfunction”. Last Update: August 4, 2023.
  2. Autonomic Nervous System: What It Is, Function & Disorders.
  3. Gail A Alvares và cộng sự. “Autonomic nervous system dysfunction in psychiatric disorders and the impact of psychotropic medications: a systematic review and meta-analysis”. J Psychiatry Neurosci. 2015 Oct 8;41(2):89–104.
  4. Shobana R, Maheshkumar K, Venkateswaran ST, Geetha MB, Padmavathi R. “Effect of long-term yoga training on autonomic function among the healthy adults”. J Family Med Prim Care . 2022 Jul 22;11(7):3471–3475.

Phụ lục 1: Chức năng của hệ thần kinh thực vật

Cơ quan Kích hoạt giao cảm Kích hoạt phó giao cảm
Mắt: 

  • Cơ mi
  • Đồng tử
Thư giãn (tầm nhìn xa)

 Sự giãn nở (cơ giãn nở)

Co thắt (tầm nhìn gần)

Sự co thắt (cơ thắt)

Tuyến lệ

Tuyến nước bọt

Tiết dịch nhẹ

 Tiết dịch nhẹ

Tiết dịch

Tiết dịch

Tim: 

  • Sự co bóp (cơ)
  • Tỷ lệ (nút xoang)
Tăng

Tăng

Giảm hoặc không có

Giảm bớt

Phổi Giãn phế quản Co thắt phế quản
Đường tiêu hóa Giảm khả năng vận động Tăng cường khả năng vận động
Thận Chống bài niệu (giảm sản lượng) Không có
Cơ thắt bàng quang

Cơ thắt hậu môn

Thư giãn

Sự co lại

Sự co lại

Thư giãn

Dương vật Xuất tinh Sự cương cứng
Âm vật, môi bé Không có Sưng tấy/ Cương cứng
Núm vú Không có Sự cương cứng
Tuyến mồ hôi Tiết dịch Đổ mồ hôi lòng bàn tay
Cơ dựng lông Sự co lại Không có
Mạch máu:

Động mạch lớn

Tiểu động mạch

Cơ thắt tiền mao mạch:

  • Các tĩnh mạch
  • Tĩnh mạch lớn

 Động mạch vành

Sự co thắt

Sự co thắt 

Sự co thắt 

Sự co thắt 

Co thắt, huy động thể tích

Sự giãn nở

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

Cơ bắp

  • Cơ thoi
  • Tiểu động mạch
  • Sự trao đổi chất
Giảm độ nhạy

Sự giãn nở

Tăng

Không có

Không có

Không có

Gan Đường phân, huy động glucose Tổng hợp Glycogen
Mô mỡ Phân giải mỡ Không có
Hệ miễn dịch Bị ức chế Đã kích hoạt

Phụ lục 2: Hệ thần kinh thực vật

rối loạn thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật (Nguồn: Sưu tầm)

Liên hệ