Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến bạn mệt mỏi hay lờ đờ ban ngày, mà còn là yếu tố âm thầm đe dọa sức khỏe toàn diện, từ: béo phì, tiểu đường, tim mạch đến suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ tử vong sớm. Hiểu rõ hậu quả của rối loạn giấc ngủ và lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp là chìa khóa để bạn lấy lại chất lượng sống và năng lượng mỗi ngày.
Giấc ngủ ngắn hơn 7 giờ mỗi đêm làm thay đổi cân bằng hormone kiểm soát cảm giác đói. Leptin – hormone giúp bạn no – sẽ giảm, trong khi ghrelin – hormone kích thích thèm ăn – lại tăng. Điều này làm bạn ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thực phẩm giàu calo vào ban đêm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người ngủ ít có chỉ số BMI cao hơn đến 7,5 lần so với người ngủ đủ giấc.
Thiếu ngủ kéo dài liên quan chặt chẽ đến rối loạn dung nạp glucose – tiền đề của bệnh tiểu đường type 2. Người ngủ dưới 5 giờ có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người ngủ 7–8 giờ mỗi đêm.
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch
Mất ngủ làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và nguy cơ cao hơn về nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Ngay cả một đêm ngủ ít (3–4 giờ) cũng có thể làm huyết áp tăng rõ rệt ở người trẻ khỏe mạnh.
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu (Nguồn: Sưu tầm)
Người bị mất ngủ mãn tính thường xuyên gặp cảm giác căng thẳng, buồn bã, và lo lắng. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa thiếu ngủ với nguy cơ rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm nặng và các hành vi tự gây hại.
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin. Ngủ không đủ làm giảm hiệu quả học tập, làm việc và khả năng đưa ra quyết định.
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ (Nguồn: Sưu tầm)
Mất ngủ cũng có thể khiến con người dễ cáu gắt, tăng động, mất kiểm soát cảm xúc, đặc biệt ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Một số người tìm đến rượu bia hoặc chất kích thích để giúp thư giãn, càng làm rối loạn giấc ngủ thêm nghiêm trọng.
Nghiêm trọng hơn, một nghiên cứu của Kripke và cộng sự (2002) cho thấy: ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân khoảng 15%. Nhóm nguy cơ tử vong cao nhất là những người mất ngủ mạn tính kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân chính bao gồm các biến cố tim mạch và suy giảm miễn dịch kéo dài.
CBT-I là phương pháp không dùng thuốc giúp người bệnh thay đổi thói quen, suy nghĩ và phản ứng tiêu cực về giấc ngủ. Đây là lựa chọn điều trị hàng đầu cho mất ngủ mạn tính, đã được chứng minh hiệu quả và an toàn lâu dài.
Tránh sử dụng caffeine vào buổi tối (Nguồn: Sưu tầm)
Modafinil là thuốc được FDA phê duyệt điều trị chứng rối loạn giấc ngủ do làm ca. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ vị thành niên.
Lưu ý: Việc “bù giấc” vào cuối tuần thường không giúp khôi phục hoàn toàn sự thiếu ngủ kéo dài. Điều trị cần bắt đầu từ thay đổi lối sống mỗi ngày.
>> Xem thêm: Khi nào cần đi khám
Mất ngủ không chỉ đơn thuần là thiếu ngủ mà còn là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sâu xa và mối đe dọa thực sự với chất lượng cuộc sống. Đừng xem nhẹ những đêm trằn trọc, hãy chủ động thăm khám và điều trị từ sớm để tránh những hệ lụy nghiêm trọng
Liên hệ tư vấn bởi Phòng khám Tâm lý – Tâm thần Đức Tâm An:
Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để được tư vấn và điều trị một cách toàn diện và khoa học!