Rối loạn hoảng sợ là một trong những rối loạn thuộc nhóm rối loạn lo âu, được đặc trưng bởi những hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ, khiến người bệnh mất kiểm soát. Vậy bệnh rối loạn hoảng sợ là gì? Có nguy hiểm không và có cách nào chữa khỏi không?
Rối loạn hoảng sợ là sự xuất hiện bất ngờ và tái diễn của các cơn hoảng sợ, thường kèm theo mối lo ngại dai dẳng về các cơn trong tương lai cùng với những thay đổi hành vi để né tránh những tình huống mà họ cho là có thể dẫn đến cơn hoảng sợ. Cơn hoảng sợ được định nghĩa là sự gia tăng đột ngột của nỗi sợ hãi hoặc khó chịu dữ dội đạt đến đỉnh điểm trong vài phút. Đặc điểm nổi bật của rối loạn hoảng sợ là các cơn hoảng sợ xảy ra đột ngột, không báo trước, thường không có tác nhân cụ thể nào.
Có nhiều lý thuyết và mô hình đề cập đến nguyên nhân của rối loạn hoảng sợ. Hầu hết đều chỉ ra vai trò của sự mất cân bằng hóa học là yếu tố chính, bao gồm những bất thường về GABA, cortisol, serotonin. Cùng với đó là những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của một số vùng não nhất định, hoạt động của các dẫn truyền thần kinh cũng đóng vai trò trong rối loạn.
Yếu tố di truyền và môi trường: nghiên cứu cho thấy những điều kiện bất lợi ở tuổi thơ ấu có thể dẫn đến triệu chứng bệnh ở tuổi trưởng thành. Người thân thế hệ thứ nhất có 40% nguy cơ mắc hội chứng này nếu có người thân trong gia đình được chẩn đoán trước đó.
Đặc điểm lâm sàng đặc trưng của bệnh là sự kết hợp giữa các triệu chứng về thể chất và nhận thức. Sự khởi phát nhanh chóng của cơn hoảng sợ và đạt đỉnh trong vòng 10 phút, có thể kéo dài đến 20 – 30 phút và hiếm khi kéo dài hơn 1 giờ. Kèm theo lo lắng dai dẳng về sự xuất hiện các cơn trong tương lai hoặc những hậu quả tiềm ẩn của các cơn hoảng sợ hay những thay đổi đáng kể trong hành vi liên quan đến cơn hoảng sợ.
Các triệu chứng trong cơn hoảng sợ:
Thuốc điều trị rối loạn hoảng sợ như nhóm thuốc Benzodiazepine có tác dụng khởi phát nhanh được lựa chọn cho việc loại bỏ cơn hoảng sợ. Các thuốc này thường dùng trong giai đoạn cấp tính và trong thời gian ngắn tránh nguy cơ phụ thuộc.
Thuốc chống trầm cảm là biện pháp can thiệp dược lý duy nhất để kiểm soát lâu dài triệu chứng bệnh. Các nhóm thuốc chống trầm cảm có hiệu quả là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine (SNRI) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA).
Các điều trị rối loạn hoảng sợ khác bao gồm thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh sử dụng các chất như rượu bia, caffeine…
Tài liệu tham khảo: