Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế (OCD) Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

30/11/2024 admin

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý khiến người bệnh bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Có những dấu hiệu nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về OCD, nhận biết các dấu hiệu và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) là một rối loạn với những suy nghĩ, ý tưởng hoặc cảm giác (ám ảnh) không mong muốn tái diễn. Để thoát khỏi những suy nghĩ đó, họ cảm thấy bị thôi thúc phải làm điều gì đó lặp lại (cưỡng bức), gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày và tương tác xã hội của họ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) là một rối loạn với những suy nghĩ, ý tưởng hoặc cảm giác (ám ảnh) không mong muốn tái diễn.

Nguyên nhân của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân của rối loạn vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các lý thuyết chính bao gồm:

  • Sinh học: Có sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh trong hệ serotonergic, noradrenergic, và miễn dịch thần kinh. Những thay đổi trong cấu trúc và hoạt động chức năng của một số vùng não. OCD có thể có yếu tố di truyền, người ta thấy khả năng mắc OCD cao hơn khi trong gia đình có người mắc bệnh. Tuy nhiên chưa thể loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và hành vi.
  • Yếu tố hành vi: Theo lý thuyết học tập.
  • Yếu tố tâm lý – xã hội: Bao gồm yếu tố nhân cách và yếu tố tâm động học.

Biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Biểu hiện của OCD thường bao gồm cả triệu chứng ám ảnh và cưỡng bức (hành vi nghi thức).

Triệu chứng ám ảnh: Ám ảnh trong OCD là những suy nghĩ dai dẳng, không mong muốn liên tục lặp lại hoặc thôi thúc hoặc những hình ảnh xâm phạm và gây lo âu hoặc đau khổ cho người bệnh. Người bệnh cố gắng phớt lờ hoặc loại bỏ chúng bằng các hành vi nghi thức. 

Ám ảnh thường có chủ đề rõ ràng, như:

  • Sợ ô nhiễm, sợ bẩn.
  • Nghi ngờ chưa khóa cửa, tắt bếp…
  • Căng thẳng dữ dội khi đồ vật không có trật tự hoặc không quay về một hướng nhất định.
  • Hình ảnh lao xe vào đám đông.
  • Suy nghĩ về việc la hét, chửi bậy và hành động không đúng mực nơi công cộng. 
  • Hình ảnh khiêu dâm khó chịu.
  • Tránh xa những tình huống có thể gây ám ảnh, ví dụ sợ bẩn không dám bắt tay…

Biểu hiện của OCD thường bao gồm cả triệu chứng ám ảnh và cưỡng bức (hành vi nghi thức).

Triệu chứng cưỡng bức: Cưỡng bức là những hành vi lặp lại mà người bệnh cảm thấy bị thúc đẩy phải thực hiện. Trong OCD những hành vi lặp lại này nhằm mục đích giảm bớt lo âu liên quan đến nỗi ám ảnh. Những hành vi này không mang lại niềm vui và chỉ có thể giảm bớt lo âu một cách hạn chế.

Những hành vi nghi thức tương ứng bao gồm:

  • Rửa tay nhiều lần, liên tục có thể cho đến khi da trở nên khô ráp.
  • Kiểm tra lặp lại cửa đã khóa chưa.
  • Kiểm tra lặp lại bếp đã tắt chưa.
  • Đếm theo những mẫu nhất định.
  • Âm thầm lặp lại một lời cầu nguyện, một từ, một cụm từ.
  • Sắp xếp đồ vật theo cùng một cách.

Ở phụ nữ có thai và trong thời kì hậu sản: khả năng xuất hiện OCD cao gấp 1,5 – 2 lần phụ nữ bình thường, với những người đã mắc OCD trước khi mang thai thì các triệu chứng OCD có thể nặng hơn trong giai đoạn này và có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh. 

Cách chữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Kế hoạch điều trị OCD phổ biến nhất bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc, ngoài ra có thể dùng một số liệu pháp khác như kích thích từ xuyên sọ (TMS)…

Trị liệu tâm lý

Một số liệu pháp tâm lý phổ biến và hiệu quả trong điều trị OCD, bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
  • Phòng ngừa phơi nhiễm và ứng phó (ERP): Là một loại CBT, nhà trị liệu giúp người bệnh tiếp xúc với những tình huống hoặc hình ảnh đáng sợ với người bệnh và yêu cầu họ chống lại sự thôi thúc thức hiện hành vi nghi thức.
  • CBT được khuyến cáo là liệu pháp điều trị đầu tay cho đối tượng này. SSRIs cần được cân nhắc khi điều trị trong giai đoạn có thai và cho con bú
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT): Giúp người bệnh học cách chấp nhận những suy nghĩ ám ảnh.
  • Khác: Thiền, liệu pháp thư giãn.

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế như thế nào?

Liệu pháp hóa dược

Thuốc thường được lựa chọn đầu tiên là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), ngoài ra một số loại thuốc chống trầm cảm khác cũng được sử dụng trong điều trị OCD. Liều điều trị cao hơn so với liều điều trị trầm cảm.

Các thuốc chống trầm cảm được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị OCD bao gồm: Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline, Clomipramine. Ngoài ra trên lâm sàng các thuốc chống trầm cảm khác cũng được dùng để điều trị OCD như Citalopram, Escitalopram…

Nhận thức đúng đắn về rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý, kết hợp với liệu pháp điều trị phù hợp và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè sẽ là chìa khóa giúp bạn kiểm soát những suy nghĩ ám ảnh, hành vi cưỡng chế, và từng bước lấy lại cuộc sống bình yên, tự chủ.

 Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/
  2. Sadock BJ, Sadock VA, Ruiz P. Synopsis of Psychiatry Behavioral Sciences/ Clinical Psychiatry. Eleventh edition. New York, NY: Wolters Kluwer; 2015.
  3. World Health Organization. International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems. 10 ed. Geneva1992.

Liên hệ