Nhận Diện Trầm Cảm – Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Sớm

29/10/2024 admin

Nhận diện trầm cảm – một nhiệm vụ quan trọng không chỉ dành cho các chuyên gia y tế, mà còn cho mỗi cá nhân chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực dai dẳng, sự mất hứng thú với cuộc sống, hay những thay đổi bất thường trong hành vi… liệu chỉ là dấu hiệu bình thường về cảm xúc, hay đang ẩn chứa một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn? Hãy cùng tìm hiểu để có thể nhận ra những dấu hiệu cảnh báo sớm, từ đó bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi căn bệnh đáng lo ngại này.

Nhận diện trầm cảm và cách điều trị

Các dấu hiệu thường gặp:

  • Trạng thái buồn chán, mệt mỏi kéo dài
  • Không có hứng thú với sở thích của bản thân như trước
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Hiệu suất làm việc và học tập giảm sút
  • Mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ nướng li bì.

Cách điều trị:

Trầm cảm có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ. Mỗi mức độ có các phương pháp điều trị khác nhau nhưng quan trọng nhất khi nhận ra các vấn đề của mình có trong các triệu chứng của trầm cảm thì nên đi gặp nhà chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, nhà tâm lý để được khám, tư vấn và được đưa ra chẩn đoán phù hợp cũng như hướng điều trị cá nhân hóa tối ưu nhất.

Nhận diện trầm cảm và cách điều trị

Nhận diện trầm cảm ở người thân và cách điều trị

Khi gặp vấn đề cảm xúc, không phải ai cũng có những phản ứng giống nhau. Vậy đâu là cách nhận biết người khác (có thể là bạn bè, người thân trong gia đình) đang bị trầm cảm và có cách nào để dẫn dắt họ ra khỏi bệnh trầm cảm không?

Dưới đâu là một số dấu hiệu thường gặp chỉ báo trầm cảm:

  • Buồn chán kéo dài
  • Giảm quan tâm hứng thú xung quanh
  • Thấy họ thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Kết quả học tập giảm sút, hiệu suất lao động giảm
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Ngủ kém hoặc ngủ quá nhiều
  • Hay nói nhưng lời tiêu cực, bi quan, tự ti

Cách điều trị:

Trầm cảm có nhiều mức độ từ nặng tới nhẹ. Người bệnh thường không muốn cho ai biết mình có các triệu chứng trầm cảm do lo sợ kỳ thị nên dẫn tới việc can thiệp điều trị sẽ bị muộn. Vì vậy nếu bạn thấy người thân, bạn bè của mình có những biểu hiện như này kéo dài từ 2 tuần trở lên thì nên động viên thậm chí là kiên quyết đưa họ đi thăm khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để các nhà chuyên môn đưa ra chẩn đoán, điều trị phù hợp, tối ưu nhất.

Nhận diện trầm cảm ở người thân và cách điều trị

“Cảm xúc” của người trầm cảm với thế giới xung quanh

Khi bị trầm cảm con người sẽ có những cảm xúc gì về thế giới xung quanh và các cách để hỗ trợ họ?

Cảm xúc về thế giới xung quanh:

  • Người ta thường nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, cho nên trong mắt người trầm cảm thế giới xung quanh thường ảm đạm, thiếu sức sống, đặc biệt với người trầm cảm nặng.
  • Người trầm cảm thường giảm cảm xúc tích cực, vui thích, hứng thú với các hoạt động xung quanh, ngay cả những hoạt động từng là sở thích, gây hứng thú cho họ.

Cách hỗ trợ:

  • Chia sẻ, tâm sự với họ, đặc biệt những người thân, bạn bè gần gũi sẽ có vai trò quan trọng.
  • Tìm sự trợ giúp của nhà chuyên môn Tâm lý – Tâm thần để người trầm cảm được tham vấn và can thiệp kịp thời bằng các phương pháp chuyên môn như Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm lý cá nhân và có thể cả liệu pháp kích hoạt hành vi.

Nhận diện trầm cảm không phải là để phán xét hay dán nhãn, mà là để thấu hiểu và sẻ chia. Bằng cách trang bị kiến thức về căn bệnh này, chúng ta có thể chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân và những người xung quanh. Hãy nhớ rằng, trầm cảm là một căn bệnh có thể điều trị được. Việc nhận diện sớm và can thiệp kịp thời sẽ mở ra cánh cửa hy vọng, giúp người bệnh tìm lại niềm vui sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.

Nguồn: Tổng hợp

Liên hệ