Các cách chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả hiện nay

23/05/2025 admin

Rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng rối loạn trong hoạt động điều hòa tự động của cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết,… Việc điều trị hiệu quả không chỉ dừng ở việc kiểm soát triệu chứng mà cần tác động đến nguyên nhân gốc rễ. Bài viết dưới đây từ Phòng khám Đức Tâm An sẽ giúp bạn hiểu rõ các phương pháp cũng như gợi ý cách chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả hiện nay!

Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiện nay

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật cần hướng đến mục tiêu tái lập sự cân bằng giữa hai hệ thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Phác đồ điều trị hiệu quả thường bao gồm điều chỉnh lối sống, can thiệp bằng thuốc nếu cần, kết hợp với liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu và phương pháp Tây y phù hợp.

Dưới đây là các phương pháp phổ biến và được áp dụng hiện nay:

1. Điều chỉnh lối sống và kiểm soát căng thẳng

cách chữa rối loạn thần kinh thực vật

Ngủ đủ giấc (Nguồn: Sưu tầm)

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể cải thiện đáng kể triệu chứng nếu thay đổi lối sống phù hợp:

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền.
  • Ăn uống đủ chất, tránh rượu bia và các chất kích thích.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu kéo dài.

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

2.1. Nhóm thuốc điều trị chuyên khoa thần kinh tự chủ

  • Midodrine, Droxidopa: hỗ trợ trong các trường hợp tụt huyết áp tư thế.
  • Fludrocortisone: tăng thể tích máu tuần hoàn, cần theo dõi huyết áp tư thế nằm.
  • Atomoxetine: dành cho bệnh nhân có rối loạn noradrenaline.

2.2. Nhóm thuốc điều trị rối loạn tâm thần phối hợp

  • Thuốc chống loạn thần không điển hình: hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm. Risperidone là thuốc ít gây kéo dài khoảng QT hơn so với các thuốc cùng nhóm, nhưng vẫn cần theo dõi điện tâm đồ định kỳ.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (CTC 3 vòng) như Amitriptyline hiện ít được chỉ định do tác dụng kháng cholinergic và nguy cơ kéo dài khoảng QT và QTc. Nhiều loại thuốc thế hệ mới (như SSRI, SNRI) được ưu tiên hơn trong thực hành lâm sàng hiện nay.

Lưu ý quan trọng: Cần thận trọng khi phối hợp thuốc có nguy cơ kéo dài khoảng QT. Việc chỉ định cần do bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

3. Vật lý trị liệu và các phương pháp hỗ trợ hiện đại

Vật lý trị liệu không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn hỗ trợ phục hồi tâm lý hiệu quả. Phù hợp với các trường hợp đau mạn tính, lo âu, trầm cảm đi kèm rối loạn thần kinh thực vật.

Các kỹ thuật phổ biến gồm:

cách chữa rối loạn thần kinh thực vật

Tập Eerobic (Nguồn: Sưu tầm)

  • Tập thể dục trị liệu: aerobic, giãn cơ, rèn sức bền – được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.
  • Kết hợp yoga và thái cực quyền: Giúp thư giãn, cải thiện tuần hoàn, điều hòa thần kinh.
  • Bài tập thở chuyên sâu: Giảm lo âu, kiểm soát nhịp thở bất thường – đặc biệt hữu ích với bệnh nhân dễ căng thẳng, khó ngủ.
  • Liệu pháp vật lý nhận thức – hành vi (CBPT): Kết hợp vật lý trị liệu và liệu pháp tâm lý, dành cho người bị trầm cảm, lo âu kéo dài, đau mạn tính.
  • Thư giãn thủ công: Mát-xa, vận động khớp, giải phóng cơ để giảm căng cơ, cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và chất lượng sống.

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị Ưu điểm Nhược điểm
Tây y (thuốc, can thiệp y học hiện đại) – Hiệu quả nhanh, đặc biệt trong kiểm soát triệu chứng cấp.

– Có bằng chứng lâm sàng rõ ràng.

– Nguy cơ tác dụng phụ (tim mạch, chuyển hóa).

– Có thể lệ thuộc thuốc nếu dùng lâu dài.

Vật lý trị liệu – tâm lý trị liệu – Tăng cường sức khỏe tổng thể.

– Cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng.

– Phù hợp hỗ trợ điều trị lâu dài.

– Hiệu quả cần thời gian và sự kiên trì.

– Cần chuyên gia hướng dẫn sát sao.

Thay đổi lối sống – dinh dưỡng – Giúp duy trì sức khỏe ổn định lâu dài.

– Không tốn kém.

– Không đủ nếu bệnh đã ở mức độ trung bình – nặng.

Khi nào nên phối hợp nhiều phương pháp điều trị?

Phối hợp đa phương pháp là chiến lược điều trị tối ưu trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp giữa các phương pháp trong các trường hợp sau:

  • Bệnh có biểu hiện phức tạp: phối hợp nhiều triệu chứng như hồi hộp, lo âu, mất ngủ, hạ huyết áp,…
  • Không đáp ứng tốt với một phương pháp đơn lẻ.
  • Cần giảm liều thuốc Tây y để tránh tác dụng phụ dài hạn.
  • Mong muốn phục hồi toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Người bệnh có nền tảng tâm lý yếu hoặc stress kéo dài, cần hỗ trợ song song về mặt tinh thần.

Câu hỏi thường gặp

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa dứt điểm được không?

cách chữa rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật hoàn toàn có thể kiểm soát (Nguồn: Sưu tầm)

Rối loạn thần kinh thực vật hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện đáng kể, đặc biệt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trong nhiều trường hợp, khi loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, kết hợp với chế độ sống lành mạnh và trị liệu chuyên sâu, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, với những trường hợp mãn tính, có yếu tố tâm lý kéo dài hoặc bệnh nền đi kèm, việc điều trị cần kiên trì và duy trì lâu dài để phòng ngừa tái phát.

>> Tìm hiểu thêm: Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không? Cách điều trị?

Biểu hiện này để nhận biết tôi đang bị rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, với các biểu hiện rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Tim đập nhanh, loạn nhịp hoặc cảm giác hồi hộp kéo dài.
  • Chóng mặt, dễ ngất khi đứng dậy.
  • Khó nuốt, đầy hơi, táo bón, khó tiêu.
  • Đổ mồ hôi nhiều bất thường hoặc không đổ mồ hôi.
  • Rối loạn tiểu tiện (tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ).
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt (lạnh run, bốc hỏa,…).
  • Vấn đề về thị lực như mờ mắt, đồng tử phản xạ kém.
  • Giảm ham muốn, khó đạt cực khoái (ở nữ), rối loạn cương dương (ở nam).

Đây là những biểu hiện có thể cho thấy hệ thần kinh tự chủ đang bị rối loạn. Nếu bạn đang gặp một hoặc nhiều triệu chứng trên, hãy Tìm hiểu thêm và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Rối loạn thần kinh thực vật tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc lựa chọn đúng phương pháp và phối hợp điều trị toàn diện là yếu tố then chốt giúp bạn phục hồi sức khỏe bền vững.

Phòng khám Đức Tâm An tự hào là địa chỉ chuyên sâu trong điều trị các rối loạn thần kinh thực vật, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, quy trình chẩn đoán rõ ràng và phác đồ điều trị cá nhân hóa. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự an tâm của người bệnh lên hàng đầu, đồng hành cùng bạn trên hành trình phục hồi thể chất và tinh thần. Liên hệ ngay với Phòng khám Đức Tâm An để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:

  • Kathleen Mikkelsen, Lily Stojanovska, Momir Polenakovic, Marijan Bosevski, Vasso Apostolopoulos. “Exercise and mental health”. Maturitas Volume 106, December 2017, Pages 48-56.
  • Joe Tatta. “Physical Therapy Interventions That Improve Mental Health”

Liên hệ